.st0{fill:#FFFFFF;}

Mất Thanh Khoản Là Gì? Một Số Loại Thanh Khoản Phổ Biến 

 Tháng Bảy 30, 2022

By  Phúc Lợi

Nếu tính thanh khoản mất đi sẽ tác động như thế nào đến doanh nghiệp? Hãy cùng martechbds.com tìm hiểu về khái niệm thanh khoản và mất thanh khoản là gì trong bài viết sau đây.

Hiện nay, vấn đề thanh khoản không còn xa lạ trong giới đầu tư, chứng khoán, ngân hàng,…Nắm rõ về bản chất của thanh khoản sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát linh hoạt khả năng tài chính ngắn hạn của mình.

Khái niệm thanh khoản

Mất thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản còn được gọi là tính lỏng hay tính lưu động trong tài chính, thường được dùng để chỉ mức độ mua bán của tài sản mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị của tài sản đó trên thị trường trao đổi.

Nói theo cách đơn giản hơn thì tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một sản phẩm hay một loại tài sản nào đó.

Bên cạnh đó, tính thanh khoản còn là thước đo của sự đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn tại một công ty.

Ý nghĩa thanh khoản

Ý nghĩa của tính thanh khoản được thể hiện qua những điều sau:

Tính thanh khoản thể hiện độ an toàn và sự linh hoạt của tài sản hay thị trường nào đó.

Đo lường tình hình tài chính của doanh nghiệp qua tính thanh khoản giúp bạn chuẩn bị số dư tiền mặt phù hợp để đảm bảo cho sức khỏe tài chính doanh nghiệp, sự phát triển về chiến lược kinh doanh diễn ra liên tục và đạt được hiệu quả.

Các ngân hàng và nhà đầu tư sẽ xem xét các tỷ lệ thanh khoản nhằm tính toán khả năng thanh toán nợ của công ty.

Thị trường đầu tư kinh doanh diễn ra càng sôi động; các tổ chức và cá nhân tham gia càng đông đúc thì tính thanh khoản càng cao.

Phân loại thứ tự tài sản có tính thanh khoản

Giải đáp câu hỏi mất thanh khoản là gì

Dưới đây là danh sách xếp hạng các loại tài sản theo thứ tự từ cao đến thấp theo tính thanh khoản. Tuy nhiên, thứ tự có thể chuyển đổi dựa theo sự thay đổi của hoàn cảnh.

  • Tiền mặt
  • Đầu tư ngắn hạn
  • Trái phiếu chính phủ
  • Trái phiếu công ty
  • Cổ phiếu
  • Khoản phải thu
  • Ứng trước ngắn hạn
  • Bất động sản
  • Hàng tồn kho

Từ những danh mục đã liệt kê ta thấy, tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất vì nó là công cụ dùng trực tiếp để thanh toán, trao đổi buôn bán; lưu trữ tài sản, hàng hóa mà không cần phải chuyển đổi qua lại.

Đầu tư ngắn hạn là loại tài sản có tính thanh khoản cao chỉ đứng sau tiền mặt bởi vì có tỷ lệ chấp nhận quy đổi ra tiền mặt cao so với những tài sản còn lại.

Chứng khoán cũng là loại tài sản có khả năng thanh khoản cao. Thông thường cổ phiếu và trái phiếu được chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian từ 1 đến 2 ngày.

Các khoản phải thu và ứng trước thuộc các ngành nghề khác nhau cũng là loại tài sản có tính thanh khoản cao hơn so với mặt hàng tồn kho.

Các khoản bất động sản sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển đổi thành tiền mặt, có thể là vài tháng hoặc vài năm.

Hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn kiểm kê, phân phối, tiêu thụ sau đó chuyển thành khoản phải thu và cần thêm một khoảng thời gian nữa mới chuyển đổi thành tiền mặt được.

Tính thanh khoản tại một công ty

Tính thanh khoản của một công ty được xem là khả năng xoay chuyển, thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty đó.

Nó được phản ánh qua 3 chỉ số đo lường sau:

Tỷ lệ vốn lưu động thể hiện khả năng thanh toán của một công ty thông qua chính các tài sản có tính thanh khoản cao mà công ty đang sở hữu.

Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng tỷ lệ vốn lưu động trừ đi số lượng hàng tồn kho.

Dòng tiền hoạt động kinh doanh (viết tắt là OCF) được xác định bằng cách lấy dòng tiền đang hoạt động chia cho các khoản nợ hiện tại. Chỉ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp càng mạnh.

Tìm hiểu 3 loại thanh khoản thường gặp

Khái niệm thanh khoản chứng khoán

Thanh khoản là gì và mất thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản trong chứng khoán là sự chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại.

Chứng khoán có tính thanh khoản cao gồm những chứng khoán sẵn có trong thị trường. Vì vậy, việc mua bán chứng khoán diễn ra thuận tiện hơn, giá cả tương đối ổn định. Đồng thời, khả năng để phục hồi vốn bỏ ra để đầu tư ban đầu khá cao.

Tính thanh khoản của chứng khoán hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng. Chính điều này đã làm cho thị trường chứng khoán ngày càng trở nên hấp dẫn hơn.

Tính thanh khoản của chứng khoán càng cao cho thấy thị trường đầu tư càng năng động.

Rủi ro xảy ra với thanh khoản chứng khoán

Những rủi ro khi mất thanh khoản là gì?

Một ví dụ điển hình về rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán đó là khi nhà đầu tư nắm giữ rất nhiều chứng khoán nhưng không làm cách nào bán ra được và phải chịu lỗ trong thời gian dài.

Mất thanh khoản chứng khoán xảy ra vào thời điểm nhà đầu tư cần nhiều thời gian, chi phí để thu hồi vốn. Có nghĩa là sẽ rất khó tìm được người chịu mua với mức giá như mong đợi và khi đó nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận lỗ để đổi sang tiền mặt.

Khi khó có thể tìm được người mua hoặc phải bán đi với giá thấp hơn thì nhà đầu tư sẽ phải chịu một mức giá thấp để thu hồi lại nguồn vốn đầu tư.

Các yếu tố tác động đến thanh khoản chứng khoán

Tính thanh khoản có tầm quan trọng đối với sàn chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Có những yếu tố gây tác động trực tiếp lên tính thanh khoản của thị trường chứng khoán như:

Những số liệu tài chính phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp phát triển thuận lợi sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn thì tính thanh khoản sẽ thấp xuống.

Chính sách nhà nước cho thấy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều chịu sự quản lý và quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vì vậy mà tính thanh khoản trong doanh nghiệp cũng phần nào chịụ tác động.

Đối với những nhà đầu tư nước ngoài pháp luật nhà nước Việt Nam cho phép được mua 30% cổ phiếu tại ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết và 49% cổ phiếu của các doanh nghiệp đang kinh doanh ngành nghề khác đã niêm yết. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể chọn mua loại cổ phiếu phù hợp nhất chứ không được mua một cách ồ ạt.

Tâm lý của các nhà đầu tư khi mua bán trên thị trường thể hiện qua nhu cầu và thời điểm. Nếu thị trường sôi động thì nhà đầu tư hứng thú đối với việc mua bán hơn. Nếu thị trường đang tuột dốc, tâm lý của nhà đầu tư sẽ trở nên bất ổn và cẩn trọng hơn trong từng bước giao dịch.

Khái niệm thanh khoản bất động sản

Mất thanh khoản là gì trong lĩnh vực bất động sản?

Thanh khoản bất động sản là khả năng bất động sản đó chuyển đổi thành tiền mặt. Để đánh giá tính thanh khoản của một dự án, chỉ cần bạn trả lời được câu hỏi là bất động sản này có thể quy đổi ra thành tiền mặt ngay được hay không.

Nếu nhà đầu tư có ý định đầu tư tiền vào bất động sản với nguồn vốn chủ yếu là đi vay thì cần lưu ý đến tính thanh khoản của bất động sản.

Khi tính thanh khoản gặp vấn đề bất động sản đó sẽ bị chậm lại trong việc sản sinh ra doanh thu, khiến nhà đầu tư hoang mang, lo lắng vì tài sản không tăng giá nhưng vẫn phải chi trả lãi suất mỗi tháng.

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến thanh khoản dự án

Các yếu tố gây ra mất thanh khoản là gì?

Bên cạnh việc làm rõ thanh khoản là gì và mất thanh khoản là gì, nhà đầu tư cần chủ động tìm hiểu yếu tố nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản của một dự án.

Cán cân cung – cầu là một trong những yếu tố tác động đến tính thanh khoản của dự án.

Có những trường hợp dự án được rót vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỉ đồng nhưng do người mua không có nhu cầu hoặc không đáp ứng được nhu cầu lúc bấy giờ của người mua dẫn đến tình trạng không có thanh khoản tốt. Đồng thời cũng gây ảnh hưởng xấu cho thị trường bất động sản.

Những yếu tố sau đây sẽ góp phần thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với một dự án:

  • Tọa lạc ở vị trí đẹp mắt, di chuyển thuận lợi.
  • Cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
  • Hệ thống tiện ích nổi trội, phong phú so với những dự án khác.
  • Môi trường sống văn minh, hiện đại, có đầy đủ 3 tiêu chí: xanh – sạch – đẹp.
  • Thương hiệu chủ đầu tư có ảnh hưởng, tác động tích cực đến suy nghĩ của khách hàng thông qua sự uy tín, tiềm lực tài chính, kinh nghiệm trên thị trường,…

Cách để làm tăng tính thanh khoản cho dự án

Nhằm làm tăng tính thanh khoản cho dự án các chủ đầu tư thường dùng cách hợp tác với các sàn giao dịch trên thị trường để tung ra một số lượng căn hộ nhất định trong mức cho phép. Từ đó, tự tạo giao dịch ảo hoặc trạng thái thị trường đang cạnh tranh mua bán để làm bàn đạp đẩy giá bất động sản lên cao hơn.

Qua đó ta thấy rằng hiệu ứng đám đông được tạo ra có tác dụng thuyết phục người mua rằng lúc này là cơ hội để xuống tiền càng nhanh càng tốt.

Kinh nghiệm lựa chọn dự án đầu tư mang tính thanh khoản cao

Nhà đầu tư nên chuẩn bị kiến ​​thức về thị trường bất động sản, hiểu rõ thanh khoản và mất thanh khoản là gì để có chiến lược đầu tư vào phân khúc thị trường có nhu cầu cao và thanh khoản tốt hơn.

Tìm hiểu về thông tin chủ đầu tư của dự án qua những vấn đề như độ tin cậy, năng lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động dự án, thông tin về dự án mà chủ đầu tư đã cung cấp.

Nghiên cứu, kiểm tra kỹ hồ sơ pháp lý dự án, ưu tiên những dự án mà chủ đầu tư công khai đầy đủ các loại giấy tờ như: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất dự án, giấy cấp phép xây dựng (trừ các trường hợp được miễn theo khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014), văn bản chấp thuận đầu tư, biên bản nghiệm thu của phần móng hoàn thành của dự án …

Xem xét tiến độ xây dựng và chất lượng công trình của dự án, hệ thống tiện ích, dịch vụ trong dự án có đồng bộ với nhau theo như kế hoạch phác thảo hay không; đội ngũ nhân viên kinh doanh bất động sản của dự án đó có thái độ làm việc chuyên nghiệp hay không,…

Khái niệm thanh khoản ngân hàng

Đối với ngành ngân hàng mất thanh khoản là gì?

Theo Ngân hàng Thương mại – NXB Thống kê năm 2009, thanh khoản được định nghĩa: “Là khả năng ngân hàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính khác”

Như vậy, một ngân hàng có thanh khoản tốt nếu ngân hàng đó nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản, có thể chuyển đổi sang tiền mặt hoặc có khả năng huy động thêm nguồn vốn với thời gian ngắn và chi phí thấp nhằm đáp ứng nguồn vốn khi cần thiết vào bất cứ thời điểm nào.

Nhận dạng đặc điểm thanh khoản ngân hàng

Thanh khoản ngân hàng thường có những đặc điểm như sau:

Cung và cầu của thanh khoản ngân hàng ít khi cân bằng tại một thời điểm nhất định nào đó.

Vì vậy, ngân hàng luôn luôn phải giải quyết các trạng thái một là thặng dư; hai là thâm hụt.

Ngân hàng phải đối mặt với các vấn đề có liên quan đến thanh khoản như:

Chi phí trả lãi cho các nguồn vốn đi vay.

Chi phí giao dịch trong khi tìm nguồn vốn.

Chi phí cơ hội khi bán các tài sản sinh lời, đồng nghĩa với lợi nhuận tương lai sẽ mất đi.

Nguyên nhân gây ra mất thanh khoản ngân hàng

Nguyên nhân gây ra mất thanh khoản là gì?

Những lý do gây ra khó khăn về thanh khoản của ngân hàng được chỉ ra dưới đây:

Ngân hàng vay mượn nhiều khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ các cá nhân và các tổ chức tài chính khác nhau để chuyển thành tài sản đầu tư có kỳ hạn, làm cho thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn xảy ra đối với ngân hàng bị mất cân đối.

Do sự thay đổi lãi suất làm ảnh hưởng khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền, gây ra tác động đến thanh khoản của ngân hàng. Một số người rút vốn của họ khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lời cao hơn khi lãi suất đầu tư tăng; các khách hàng đi vay có thể tạm ngưng yêu cầu vay vốn và tiếp cận các khoản tín dụng có lãi suất thấp hơn.

Bên cạnh đó, sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán nhằm tăng thêm thanh khoản và tác động trực tiếp đến chi phí vay trên thị trường tiền tệ.

Cách phòng ngừa và hạn chế mất thanh khoản

Đối với thị trường chứng khoán

Một số biện pháp giúp giảm tình trạng mất thanh khoản:

  • Sử dụng công cụ hỗ trợ tái cấp vốn.
  • Nghiên cứu và quản lý chặt chẽ các rủi ro thanh khoản.
  • Áp dụng nghiệp vụ thị trường mở để thu hút vốn.
  • Quản lý và thực hiện đúng theo các hoạt động tín dụng do nhà nước quy định.
  • Duy trì ổn định giữa tỷ lệ tiền gửi ngân hàng và dự trữ tiền mặt.
  • Tổ chức lại các nguồn vốn vay, vốn huy động hợp lý giữa trung và ngắn hạn.

Đối với lĩnh vực bất động sản

Chuyên tâm đầu tư xây dựng thương hiệu: Nhà đầu tư thường tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin cá nhân về chủ đầu tư của dự án cùng với những dự án trước đó mà chủ đầu tư này đảm nhiệm rồi mới quyết định chi tiền. Do đó, tính thanh khoản của dự án sẽ có cơ hội tăng nếu nhà đầu tư chuộng xu hướng “rót tiền” vào dự án của chủ đầu tư có tên tuổi.

Xây dựng dự án theo nhu cầu thực tế trên thị trường: Có một số dự án chỉ chú trọng đầu tư hạ tầng và ra giá bán cao nhưng vẫn đông người mua, thanh khoản rất tốt. Bên cạnh đó, nhiều dự án dù được thổi giá chỉ để “ăn lời” trước mắt thì khi đỉnh điểm cơn sốt nguội dần nhà đầu tư rất khó để bán sản phẩm.

Đầu tư môi trường sống, tiện ích khu dân cư: Những yếu tố đời thường tuy nhỏ nhặt nhưng góp phần tạo nên sự hấp dẫn riêng cho dự án bất động sản, giúp thanh khoản dự án tốt hơn khi chủ đầu đưa sản phẩm ra thị trường.

Đối với ngành ngân hàng

Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý rủi ro thanh khoản mà các ngân hàng nên áp dụng như:

Ngân hàng nhà nước

Sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng nhà nước hỗ trợ thanh khoản thông qua nghiệp vụ thị trường mở đối với các ngân hàng lớn có đầy đủ giấy tờ có giá.

Các ngân hàng thương mại nhỏ không đủ giấy tờ có giá thì ngân hàng nhà nước sẽ trợ giúp thông qua công cụ tái cấp vốn.

Ngân hàng nhà nước thường hỗ trợ trong thời gian ngắn hạn. Vì vậy, các ngân hàng thương mại sẽ cần phải điều chỉnh và sử dụng nguồn sao cho thích hợp nhất để hạn chế rủi ro thanh khoản.

Ngân hàng thương mại

Tuân thủ nghiêm túc các quy định của ngân hàng nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Phát hành giấy tờ có giá và điều chỉnh lại việc cho vay vào các lĩnh vực có nhiều rủi ro như tiêu dùng, chứng khoán, bất động sản.

Tiến hành cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường cùng với dư nợ cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn.

Duy trì tỷ lệ dự trữ bao gồm tiền mặt có trong ngân hàng, tiền gửi tại ngân hàng trung ương và các tài sản có tính thanh khoản cao tương tự.

Quản lý chặt chẽ rủi ro về kỳ hạn bởi vì sự mất cân đối trong kỳ hạn sẽ làm cho ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản.

Thực hiện các phương pháp làm hạn chế rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ hiệu quả như: Công cụ Forward còn gọi là hợp đồng kỳ hạn và Future nghĩa tiếng Việt là hợp đồng tương lai. Đây đều là những công cụ tài chính phái sinh có chức năng dùng để giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi thị trường biến động gặp biến động lãi suất.

Ngoài ra, SWAP tức hoán đổi, là một công cụ giúp các ngân hàng tái cơ cấu tài sản nợ, tài sản nằm trong bảng cân đối tài sản góp phần làm hạn chế rủi ro lãi suất.

Lời kết

Qua bài viết trên đây martechbds.com hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về mất thanh khoản là gì. Nhằm hạn chế ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, doanh nghiệp và nhà đầu tư cần trang bị kiến thức và có một kế hoạch quản lý nguồn vốn thanh khoản chi tiết để đầu tư thông minh, hiệu quả nhất có thể.

Bài viết liên quan.

Căn Shophouse Là Gì ? Kênh Đầu Tư “3 In 1”

Hộ Khẩu KT3 Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Đăng Ký Hộ Khẩu KT3

Phúc Lợi


Your Signature

related posts:

HaaGrico.com.vn Đồng Hành Cùng Nông Dân Kinh Doanh Nông Nghiệp Với Dịch Vụ Tài Chính

hoanggianguyen.com

Hoanggianguyen.com – Giải pháp số 1 về ánh sáng

vansunhuy.net

Vansunhuy.net- Gieo quẻ bói online giả mã cuộc đời bạn

Sathoangcung.com – Đơn vị sản xuất sản phẩm sắt mỹ thuật uy tín

nghemoigioi.vn

Nghemoigioi.vn – Nơi tư vấn bất động sản số 1 Việt Nam

Ranh Đường Quy Hoạch Là Gì

Ranh Đường Quy Hoạch Là Gì? Lưu Ý Về Ranh Đường Quy Hoạch Bạn Cần Biết!

Guest House là gì

Guest House Là Gì? Hiện Có Phổ Biến Ở Việt Nam?

Leave a Reply:

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}