Hợp đồng mua bán căn hộ là một trong những phần giấy tờ, thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện việc mua bán căn hộ giữa chủ đầu tư và người mua. Vậy, một bản hợp đồng mua bán căn hộ đầy đủ và đảm bảo về mặt phát luật cần có những gì?. Hãy tìm hiểu tất cả những thông tin về hợp đồng mua bán căn hộ dưới bài viết sau đây cùng MarTechBĐS.com
Tóm tắt nội dung
Hợp đồng mua bán căn hộ là gì ?
Hiện nay, khi thực hiện mua bán, trao đổi các tài sản giữa các bên với nhau thì chúng ta đều cần dùng các loại văn bản trong đó có hợp đồng để thể hiện trên mặt pháp lý về sự minh bạch trong quá trình mua bán này. Chính vì vậy, hợp đồng mua bán căn hộ có thể hiểu chính là thỏa thuận các đơn vị tổ chức hay cá nhân (chủ đầu tư hoặc người bán) dùng để chuyển nhượng lại căn hộ cho bên còn lại là bên mua.
Sau đó, khi hợp đống mua bán căn hộ được hoàn thiện thì phía bên mua cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán chi trả để được sở hữu căn hộ đó.
Thông thường, một hợp đồng mua bán căn hộ sẽ cần có những thông tin như sau:
– Thông tin của hai bên bán và bên mua.
– Chất lượng, quy cách của căn hộ.
– Số lượng căn hộ trao đổi trong mua bán.
– Địa điểm, cùng thời gian và cách thực hiện của hợp đồng.
– Các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.
– Trách nhiệm của hai bên.
– Giải quyết, xử lý khi xảy ra tranh chấp trong quá trình trao đổi, mua bán giữa hai bên.
Hình ảnh hợp đồng mua bán căn hộ
Hợp đồng mua bán căn hộ khác với các loại hợp đồng khác ở đâu ?
Trong các trường hợp khác nhau thì chúng ta cũng sẽ xử dụng các loại hợp đồng phù hợp, chính vì vậy nếu chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa hợp đồng mua bán căn hộ với các loại hợp đồng khác. Ở đây, chúng ta sẽ so sánh giữa hai loại hợp đồng là hợp đồng mua bán căn hộ và hợp đồng kinh tế.
Hợp đồng mua bán căn hộ
+ Hợp đồng mua bán căn hộ: được xác định là hợp đồng dùng để làm thỏa thuận các điều khoản thông tin để chấm dứt hay thay đổi các quyền lợi và nghĩa vụ về việc sở hữu căn hộ trên phương diện dân sự.
+ Pháp lý dựa theo Bộ luật dân sự ban hành năm 2015.
+ Chủ thể: là đại diện cá nhân từ 18 tuổi trở lên hoặc tổ chức.
+ Mục đích: phục vụ nhu cầu con người.
+ Hình thức: văn bản.
+ Nội dung: đối tượng mua bán căn hộ, số lượng, chất lượng…
+ Hình thức bảo đảm: cầm cố, thế chấp tài sản..
+ Tranh chấp: hình thức khi xảy ra tranh chấp là tòa án, trọng tài hoặc hòa giải
Hợp đồng kinh tế
+ Hợp đồng kinh tế (thương mại): là thỏa thuận giữa các thương nhân với nhau về nhu cầu để xác lập về việc thay đổi hoặc chấm dứt hoặc chuyển đổi quyền và nghĩa vụ trong phương diện thương mại.
+ Pháp lý dựa theo Luật thương mại 2005
+ Chủ thể: giữa thương nhân với nhau.
+ Mục đích: kinh doanh, mua bán hàng hóa..
+ Hình thức: văn bản.
+ Nội dung: số lượng, chất lượng, quy cách sản phẩm kinh doanh…
+ Hình thức bảo đảm: bảo lãnh, đặt cọc…
+ Tranh chấp: hình thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp là trọng tài, toàn án, thương lượng giữa hai bên.
Những điều khoản ghi trong hợp đồng mua bán căn hộ
Trong mỗi hợp đồng mua bán căn hộ thì đều cần có ghi những thông tin cụ thể và cần thiết như sau:
-Thông tin hai bên mua & bán: cần có thông tin về bên bán nhà, cũng như bên mua nhà. Kèm theo là các thông tin đi theo như họ tên, địa chỉ..
-Thông tin căn hộ chuyển nhượng: nội dung trong này cần có đầy đủ thông tin như số lượng căn hộ, vị trí, diện tích…
– Giá và thanh toán: ở đây cần ghi rõ thông tin về phần giá chuyển nhượng, giá bán, các kinh phí đi kèm cần thiết của căn hộ và phương thức thanh toán như thế nào, thanh toán các giai đoạn ra sao.
– Quyền và nghĩa vụ: cần phải căn cứ vào các quy định theo pháp luật để các bên soạn thảo các nội dung về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán căn hộ.
– Thuế, lệ phí, khoản phí: phải có đầy đủ các thông tin đầy đủ về phần chi phí cho thuế, lệ phí, và khoản phí phải nộp theo quy định hiện hành.
– Điều khoản khác: các điều khoản bổ trợ thêm để hợp đồng mua bán căn hộ để đảm bảo quyền lợi hợp đồng của cả hai bên mua và bên bán như: chế độ bảo hành của căn hộ, các cam kết khác, hay là vấn đề xử lý khi xảy ra tranh chấp…
Hình ảnh căn hộ
Ký hợp đồng mua bán căn hộ cần điều kiện gì ?
Đối với mỗi bản hợp đồng mua bán căn hộ thì cần có những điều kiện nhất định để việc ký kết được diễn ra theo các quy định văn bản pháp luật của nhà nước như sau:
– Căn hộ cần phải có các hồ sơ về việc đầu tư xây dựng nhà ở, cũng như các bản vẽ thiết kế kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, và cần có cả giấy phép về xây dựng của dự án căn hộ.
– Dự án căn hộ thì sau khi đã hoàn thiện việc xây dựng.
– Cần phải có bản hợp đồng đảm bảo về giao dịch nhà ở được ký với các tổ chức tài chính hay ngân hàng theo quy định.
– Để ký kết thì hợp đồng mua bán căn hộ cần có văn bản báo cáo và đã được cơ quan quản lý nhà đồng ý về việc cho phép hình thức kinh doanh bán căn hộ. Theo đó, trong hợp đồng cũng sẽ có những yêu cầu thường gặp như là phía chủ đầu tư/bên bán có yêu cầu bên phía mua căn hộ sẽ phải chi trả trước từ 15 – 30% trên tổng giá trị hợp đồng ký kết.
Một số bất cập trong hợp đồng mua bán căn hộ
Tuy nhiên, theo đánh giá tình hình thực tế hiện nay thì cho thấy một số hợp đồng mua bán căn hộ sẽ không được chủ đầu tư/bên bán đưa vào các thông tin cụ thể và chi tiết như nhà mẫu, vật liệu… chính vì thế rất có thể xảy ra các tranh chấp phát sinh sau khi hợp đồng mau bán căn hộ được ký kết như sau:
– Chất lượng của căn hộ sau khi được hoàn thiện xây dựng thì lúc nhận bàn giao căn hộ, người mua ngoài yêu cầu các giấy tờ, thủ tục theo quy định thì nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các văn bản có phần xác nhận, chấp thuận về kết quả của các đơn vị cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi điều này không được quy định trong hợp đồng mua bán căn hộ thì dễ xảy ra tình trạng căn hộ vừa bàn giao những đã gặp phải những lỗi kỹ thuật, chất lượng.
– Chủ quyền của căn hộ: hiện nay việc cấp chủ quyền theo quy định của nhà nước thì người mua căn hộ sẽ có quyền chứng nhận được sở hữu diện tích của các phần là sàn căn họ, bàn công và lô gia. Tuy nhiên nhiều nơi chủ đầu tư tính phần này theo kích thước lọt lòng nên diện tích sẽ bị ít hơn so với khi dùng cách tính từ tim tường. Mà phần này thì rất tí khi được vào thành điều khoản trong hợp đồng mua bán căn hộ.
– Phí dịch vị của căn hộ: hầu hết hiện này, tại các dự án căn hộ đều có thu các phần phí dịch vụ của căn hộ, tuy nhiên về mặt pháp lý cho vấn đề này chưa được chặt chẽ nên dễ xảy ra phát sinh giữa chủ đầu tư và người mua.
– Về quyền sở hữu riêng và chung của căn hộ: đã có rất nhiều phát sinh trong việc sử dụng các phần diện tích chung và riêng mà không được đề cập đầy đủ trong bản hợp đồng mua bán căn hộ giữa hai bên. Vì thế, thường hay có nhưng vụ kiện cáo về việc này đơn cử như sử dụng tầm hầm gửi xe, hay ở các tầng trệt và tầng lửng…
– Cuối cùng, là hệ thống phòng cháy chứa cháy: điều này áp dụng đối với các căn hộ đã được xây dựng hoàn thiện. Nên nếu sau này có xảy ra tình huống phát sinh gì thì chủ đầu tư phải là bên có trách nhiệm toàn bộ.
Một số giải pháp xử lý bất cập trong hợp đồng mua bán căn hộ
Sau khi tìm hiểu những bất cập đang có trong các văn bản của hợp đồng mua bán căn hộ, thì chúng ta cùng xem những phương án nhằm giả quyết các vấn đề trên để mang đến sự công bằng cho cả bên bán và bên mua.
– Bên bán: cần cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin, vấn đề có liên quan đến căn hộ cho người mua. Cũng như phải có văn bản hướng dẫn cụ thể để người mua có thể nắm bắt thông tin rõ ràng và chính xác nhất, từ đó đưa ra quyết định mua căn hộ của mình.
– Bên mua: đối với bên mua thì được hưởng quyền chuyển nhượng trong hợp đồng mua bán căn hộ. Thêm vào nữa, thì bên mua cũng được thực hiện việc chi trả thanh toán nhiều đợt.
– Xử lý rủi ro xảy ra khi ký hợp đồng mua bán căn hộ: thông thường trong khi ký hợp đồng mà bên bán là bên không có thẩm quyền thì rất dễ gây ra những tranh chấp sau này, do đó cần có những bên hiệp hội tiêu dùng hỗ trợ người mua trong các văn bản hợp đồng để đảm bảo quyền lợi.
– Xác định thông tin căn hộ: người mua căn hộ cần tìm hiểu, tham khảo các văn bản, các thủ tục quy định để đảm bảo dự án có đầy đủ giấy tờ về mặt pháp lý khi chuyển nhượng để tránh rủi ro sau này.
– Đọc kỹ thông tin hợp đồng: khi ký kết văn bản hợp đồng mua bán căn hộ, người mua cần đọc kỹ những điều khoản được ghi trong đó từ chất lượng căn hộ, số lượng, phương thức thanh toán… để không gặp phải sự cố xuất hiện sau khi ký văn bản xong.
Lưu ý khi ký hợp đồng mua bán căn hộ
Đối với cả hai bên bán và mua thì hợp đồng mua bán căn hộ là loại văn bản quan trọng và cần được triển khai một cách cẩn thận để đảm bảo tính khách quan, mang đến quyền lợi đầy đủ cho cả đôi bên, cũng như giảm thiểu rủi ro hay sung đột sau này nhất. Vì thế, cùng xem những lưu ý khi ký kết hợp đồng này.
– Người mua cần các định rõ ràng, đầy đủ và chính xác về căn hộ mình sẽ mua trong các thông tin trên hợp đồng mua bán căn hộ từ chất lượng, số lượng cũng như tiêu chuẩn của căn hộ…
– Phần thanh toán và giá cả: trong hợp đồng mua bán căn hộ cần phải thể hiện chi tiết, đầy đủ, rõ ràng tất cả các phần như hình thức thanh toán, hồ sơ thanh toán, tiến độ thanh toán..
– Thông tin của dự án: trước và trong khi ký hợp đồng thì người mua cần tìm hiểu tất cả những thông tin về căn hộ của mình. Từ vấn đề pháp lý, đến thiết kế, quy hoạch, mặt bằng.. các thủ tục giấy tờ pháp lý như sổ hồng…
– Các loại phí dịch vụ của căn hộ: cần có thêm điều khoản này ở trong hợp đồng mua bán căn hộ để người mua có thể biết được các khoản chi phí mình sẽ phải chi trả khi sinh sống và sinh hoạt tại các khu vực chung của tòa nhà nơi đang có căn hộ.
Kết luận
Hợp đồng mua bán căn hộ là văn bản mang tính thỏa thuận tự nguyện giữa hai bên bán và bên mua, để từ đó bên chuyển nhượng cũng như bên muốn sở hữu sẽ đạt được những quyền lợi và nghĩa vụ đầy đủ nhất trong việc mua bán này.
Chính vì vậy, việc ký kết hợp đồng là vô cùng cần thiết và quan trọng, và cần được soạn thảo kỹ lượng và cẩn thận để tránh phát sinh những trường hợp tranh chấp sau này. Hy vọng bài viết từ martechbds đã giúp quý khách hàng chuẩn bị đầy đủ kiến thức cần thiết trước mỗi cuộc giao dịch nhà đất.
Bài viết cùng chủ đề:
Căn Hộ Sơn Trà Ocean View – Dự Án Độc Nhất Phân Khúc Tầm Trung