Đối với những ai thường di chuyển chỗ ở, hộ khẩu KT3 là thứ đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, không những có KT3 mà còn cả KT2 và KT4 nữa. Vậy chúng khác nhau ở đâu? Bài viết này sẽ giải thích hộ khẩu KT3 là gì, khác gì với KT2 và KT4 cũng như hướng dẫn bạn cách đăng ký hộ khẩu KT3 đầy đủ nhất.
Tóm tắt nội dung
Hộ khẩu KT3 là gì? Đăng ký hộ khẩu KT3 là gì?
Hộ khẩu KT3 là sổ tạm trú dài hạn của một cá nhân tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Địa chỉ ở sổ tạm trú không phải là địa chỉ thường trú của cá nhân đăng ký.
Tạm trú là sống tạm thời và có thời hạn ngoài nơi thường trú của công dân đó. Còn thường trú lại chính là nơi sống thường xuyên và lâu dài, ổn định tại một nơi nhất định, không có thời hạn.
Đăng ký hộ khẩu KT3 là hoạt động công dân sẽ đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan đó làm thủ tục và cấp sổ tạm trú.
Mục đích của hộ khẩu KT3 là gì?
Sau khi đã biết được khái niệm hộ khẩu KT3 là gì, bạn cần biết mục đích của loại sổ tạm trú này. Mục đích đó bao gồm:
- Dễ dàng và thuận tiện cho việc sang tên phương tiện giao thông
- Có thể dùng hộ khẩu KT3 trong việc mua, bán, thuê nhà và các loại bất động sản tại nơi cư trú
- Dễ dàng cho việc vay vốn tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính
- Dùng để đăng ký kinh doanh tại nơi ở
- Có thể dùng cho việc đăng ký lắp đặt điện nước, cáp, internet…
- Thuận tiện cho việc học bằng lái và đăng ký học cho con
Điều kiện đăng ký hộ khẩu KT3 là gì?
Để có thể đăng ký hộ khẩu tạm trú KT3, bạn phải đáp ứng các điều kiện được liệt kê ra ngay dưới đây:
- Chuẩn bị thẻ căn cước công dân hoặc thẻ chứng minh thư nhân dân
- Đã từng đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương rồi
- Đã sinh sống ít nhất là 1 tháng tại nơi cần đăng ký hộ khẩu KT3
- Có quyền sở hữu và sử dụng đất, nhà ở tại tỉnh, thành phố cần đăng ký hộ khẩu KT3. Nếu không có và bạn đang ở nhà thuê, cần phải có sự đồng ý của chủ nhà bạn đang thuê tại nơi cần đăng ký KT3 được thể hiện bằng văn bản
- Lưu ý: Một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh … bạn phải đáp ứng một số điều kiện nhất định để được cấp sổ KT3. Cụ thể như: liên tục kéo dài thời gian tạm trú nhưng chưa đủ điều kiện để đăng ký thường trú…
Hộ khẩu KT3 khác gì với KT2 và KT4?
Ngoài sổ tạm trú KT3 thì còn hai loại sổ tạm trú nữa là KT2 và KT4. Vậy ngoài hộ khẩu KT3 là gì thì hộ khẩu KT2, KT4 là gì và điểm khác biệt giữa hai loại hộ khẩu ấy và hộ khẩu KT3 là gì? Hãy cùng MartechBDS.com tìm hiểu ngay.
- Sổ KT2 là loại sổ tạm trú dài hạn. Được áp dụng đối với những công dân hiện đang cư trú tại địa phương của tỉnh, thành phố khác với quận/huyện đăng ký thường trú của công dân đó
- Sổ KT3 cũng là loại sổ tạm trú dài hạn. Tuy nhiên, lại áp dụng đối với những công dân hiện đang cư trú tại địa phương thuộc tỉnh, thành phố khác với tỉnh/thành phố đăng ký thường trú của công dân đó
- Sổ KT4 là loại sổ tạm trú ngắn hạn. Được áp dụng với những công dân đang cư trú tại tỉnh/thành phố khác với tỉnh/thành phố đăng ký thường trú của công dân đó
Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký hộ khẩu KT3
MartechBDS.com sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký hộ khẩu KT3 thông qua 3 bước dưới đây.
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký hộ khẩu KT3
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 30 Luật Cư trú hiện hành, nếu công dân muốn được cấp sổ tạm trú KT3 sẽ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- 01 bản khai nhân khẩu theo mẫu chuẩn HK01
- 01 phiếu báo thay đổi hộ khẩu theo mẫu chuẩn HK02 và phải được công chứng
- Xuất trình bản gốc và nộp 01 bản sao của một trong 3 loại giấy tờ chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có xác nhận của Công an địa phương mà công dân đó đăng ký thường trú
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp được quy định tại Điều 6, Nghị định số 31/2014/NĐ-CP. Với trường hợp thuê, mượn chỗ hợp pháp thì trong quá trình đăng ký KT3 phải có sự đồng ý của người cho thuê, cho mượn tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu bên trên. Phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm
Công dân tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan Công an xã, phường hoặc UBND xã, phường nơi tạm trú để tiến hành bước tiếp theo.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ KT3
Sau khi công dân đã nộp hồ sơ xin cấp hộ khẩu KT3, các cán bộ trực ban Công an xã sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý cũng như nội dung của hồ sơ đăng ký làm hộ khẩu KT3.
Sau quá trình kiểm tra hồ sơ KT3, nếu hồ sơ của công dân đã đầy đủ thì cán bộ trực ban Công an xã sẽ tiếp tục quá trình cấp sổ KT3. Nếu hồ sơ của công dân chưa đầy đủ, công dân sẽ được thông báo sửa đổi cũng như bổ sung một vài giấy tờ còn thiếu.
Bước 3: Cấp sổ tạm trú KT3
Tính từ thời điểm cơ quan Công an tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của công dân đăng ký hộ khẩu KT3, Trưởng Công an xã, phường sẽ cấp sổ tạm trú KT3 cho công dân theo đúng quy định của pháp luật.
Một số lưu ý về đăng ký hộ khẩu KT3 là gì?
Trước khi đăng ký hộ khẩu KT3, bạn hãy đọc kỹ các lưu ý dưới đây để quá trình đăng ký được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất.
- Cần chuẩn bị giấy tờ một cách đầy đủ để tránh mất thời gian làm lại hồ sơ. Nếu không rõ có thể hỏi trực tiếp những người đã có kinh nghiệm hoặc cơ quan có thẩm quyền để được giải đáp
- Phải kê khai thông tin chính xác 100%. Các thông tin cá nhân để định danh là vô cùng quan trọng để cơ quan Công an có thẩm quyền biết chắc bạn là người đăng ký tạm trú chứ không phải ai khác. Thông tin bao gồm: tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh sống và nơi làm việc hiện tại…
- Nên tuân thủ đúng các thủ tục và không chậm trễ, tránh bị phạt hành chính
Về sổ tạm trú KT3:
- Sổ tạm trú KT3 sẽ mất hiệu lực nếu công dân đã được cấp sổ nhưng không sinh sống hay làm việc tại nơi đăng ký tạm trú 6 tháng trở lên
- Trước thời hạn sổ tạm trú sắp hết hiệu lực, cụ thể là trước 30 ngày, bạn phải tiếp tục đi xin cấp lại sổ hoặc xin gia hạn nếu vẫn muốn sinh sống tại nơi đăng ký tạm trú
- Nếu sổ KT3 bị hỏng hoặc rách, hãy đi đến cơ quan Công an xã, phường nơi đăng ký tạm trú và bạn sẽ được cấp lại sổ (có mất phí)
Hỏi và đáp về hộ khẩu KT3 là gì?
Bên cạnh thắc mắc hộ khẩu KT3 là gì, dưới đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong quá trình làm sổ tạm trú KT3.
Không làm hộ khẩu KT3 có bị phạt không? Nếu có, bị phạt bao nhiêu?
Việc làm hộ khẩu KT3 là nghĩa vụ của công dân. Nếu không làm hộ khẩu KT3, công dân sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật được quy định trong Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
- Phạt hành chính 100.000 – 300.000 đồng nếu công dân không thực hiện đúng quy định đăng ký thường trú, tạm trú hoặc không điều chỉnh các thay đổi trong sổ tạm trú
- Phạt hành chính 1 – 2 triệu đồng nếu công dân có hành vi tẩy, xóa, sửa chữa, làm sai lệch thông tin sổ tạm trú, giấy tờ liên quan đến cư trú
- Phạt hành chính 2 – 4 triệu đồng nếu công dân giả mạo hoặc khai man giấy tờ, hồ sơ để được đăng ký thường trú, tạm trú
- Phạt hành chính 2 – 4 triệu đồng nếu công dân cho người khác đăng ký cư trú tại chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trường hợp đăng ký cư trú không sống tại nơi đã được đăng ký
Làm hộ khẩu KT3 ở đâu?
Để đăng ký hộ khẩu KT3, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký và đem nộp tại cơ quan Công an xã, phường nơi bạn đang tạm trú và thực hiện các thủ tục khác theo yêu cầu của các cán bộ trực ban và cán bộ trưởng công an (nếu có).
Để chắc chắn có thể gặp được các cán bộ trực ban, bạn nên tới cơ quan Công an vào khoảng thời gian thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần vào giờ hành chính.
Hộ khẩu KT3 có thời hạn trong bao lâu?
Theo quy định của pháp luật về hộ khẩu KT3 dài hạn, sổ tạm trú KT3 sẽ có thời hạn trong 24 tháng. Sau thời hạn 2 năm này, nếu bạn vẫn muốn sinh sống tại nơi đã đăng ký tạm trú, hãy mang sổ KT3 đến cơ quan Công an xã, phường để xin được gia hạn lại.
Trong trường hợp bạn chỉ muốn tạm trú tại địa phương đó khoảng 6 tháng, có thể tham khảo làm hộ khẩu KT4 với thời hạn trong 6 tháng.
Làm hộ khẩu KT3 mất bao nhiêu tiền?
Đây là điều bạn nên quan tâm bởi khi đi đăng ký tạm trú KT3 mang đầy đủ tiền để tránh gây mất thời gian phải đi lại nhiều lần.
Quy định về lệ phí tối đa khi đăng ký tạm trú của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương được quy định như sau:
- Đăng ký thường trú, tạm trú cá nhân hoặc hộ gia đình nhưng không cấp sổ sẽ có lệ phí tối đa là 15.000 đồng/lần đăng ký
- Với trường hợp cấp lại, cấp mới, đổi sổ tạm trú sẽ phải đóng tối đa là 20.000 đồng/lần. Đối với trường hợp cấp đổi sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ bởi vì lý do Nhà nước thay đổi tên đường, số nhà, địa giới hành chính thì lệ phí tối đa là 10.000 đồng/lần
- Khi đính chính các thay đổi trong sổ tạm trú (trừ trường hợp Nhà nước thay đổi tên đường, số nhà, địa giới hành chính) thì lệ phí tối đa là 8.000 đồng/lần
- Được miễn lệ phí nếu đăng ký lần đầu, thay mới, cấp mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, hộ khẩu gia đình và giấy đăng ký tạm trú có thời hạn.
Lời kết
Bài viết trên từ martechbds đã giúp bạn có cái nhìn bao quát cũng như rõ ràng nhất về hộ khẩu KT3 là gì, cách đăng ký hộ khẩu KT3 cũng như một số thông tin liên quan. Đăng ký tạm trú vừa là nghĩa vụ cũng vừa là quyền lợi của bạn, vậy nên hãy lưu ý nếu như bạn đang trong trường hợp phải làm hộ khẩu tạm trú KT3.
Bài viết tham khảo:
Đất HNK Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết Về Đất HNK
Sổ hồng chung là gì? Liệu loại hình sở hữu này còn phổ biến ?