.st0{fill:#FFFFFF;}

Kênh Đầu Tư “3 In 1” Căn Shophouse Là Gì? 

 Tháng Bảy 30, 2022

By  Phúc Lợi

Trên thực tế có thể bạn đã từng ghé vào các căn shophouse và trải nghiệm dịch vụ ở đó, tuy nhiên khi nhắc đến thuật ngữ shophouse phần lớn mọi người vẫn thắc mắc căn shophouse là gì. Ngoại trừ các nhà đầu tư bất động sản lâu năm, có lẽ đây vẫn là khái niệm mới mẻ đối với nhiều người.

Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết sau

căn shophouse là gì

Mặc dù trong năm qua, hoạt động đầu tư tài chính ở Việt Nam gặp nhiều biến động lớn song  bất động sản vẫn được đánh giá là một kênh đầu tư an toàn, đảm bảo dòng vốn trong đó các dự án shophouse (mô hình nhà ở kiểu mới) là một trong những đề mục đầu tư “hot” của các người đầu tư bất động sản.

Vậy căn shophouse là gì mà lại được săn đón đến vậy, đây có đúng là con gà đẻ trứng vàng của các nhà đầu tư bất động sản hay không? Hãy cùng theo dõi viết dưới đây của martechbds.com để tìm ra câu trả lời

Shophouse – Loại hình Bất Động Sản “3 In 1” Tiềm Năng

Dù mới xuất hiện tại Việt Nam không lâu, song thực chất shophouse đã có một “tuổi đời” khá dừ trong lịch sử kiến trúc xây dựng trên thế giới. Chúng ta có thể gặp các thiết kế hoặc mô hình tương tự shophouse trên đường phố tại các nước Châu Mỹ và Châu Âu từ đầu những năm của thế kỉ 19.

Sau đó, lối kiến trúc này dần dần được du nhập qua các nước Châu Á, rồi được đưa vào Việt Nam trong thời kì thuộc địa. Ở Việt Nam ban đầu những thiết kế này được sử dụng trong xây dựng các trụ sở, nhà ở của thực dân đế quốc, sau đó len lỏi vào phong cách kiến trúc của người Việt.

Ở shophouse  thời kì trước chúng ta có thể bắt gặp một số đặc điểm nhận diện đặc biệt như được xây dựng thành một hàng liền kề nhau với cấu trúc tương tự, không có khoảng cách, mặt tiền không quá lớn song được kéo sâu vào bên trong… Vậy ngày nay, căn shophouse là gì và đã biến đổi như thế nào so với phiên bản cũ trước đó?

Căn Shophouse Là Gì?

Shophouse là một loại hình bất động sản được gọi bằng một thuật ngữ khác “Việt hóa” hơn là nhà phố thương mại.

Sở dĩ gọi là nhà phố thương mại bởi khi sở hữu một căn shophouse bạn sẽ có quyền hoàn toàn tự định đoạt việc sử dụng nó vào mục đích nào, có thể là dùng để ở, để cho thuê hoặc kết hợp kinh doanh.

Nếu việc thuê một mặt bằng kinh doanh có thể tiêu tốn của bạn từ vài triệu, vài chục triệu đến trăm triệu mỗi tháng thì mô hình bất động sản này cho phép bạn dùng nhà ở của mình kết hợp với kinh doanh đồng thời một cách hợp pháp.

Do vậy tính đa năng “3 in 1” của shophouse thể hiện ở 2 nội dung sau:

Thứ nhất shophouse là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kinh doanh truyền thống với lối  quy hoạch bài bản cùng phong cách xây dựng hiện đại

Thứ hai, shophouse là sự tổng hòa giữa 3 mục đích: sinh sống, kinh doanh và cho thuê

Ngày nay, shophouse thường chủ yếu có mặt ở các thành phố lớn – nơi có nhiều khu đô thị sầm uất và có nhiều tiềm năng về phát triển kinh doanh, du lịch…

Sự Khác Biệt Giữa Shophouse Và Nhà Mặt Phố

Quy mô và mục đích đầu tư

Nếu chỉ xem xét đến khía cạnh kinh doanh đầu tư, cả shophouse hay nhà mặt phố đều hướng đến các tiện ích công cộng phổ biến – là nhu yếu cơ bản của con người như quán ăn, cửa hàng quần áo, mỹ phẩm, các mini maket…

Tuy nhiên do phải gắn liền với kế hoạch phát triển và quy hoạch đô thị nên shophouse thường hướng đến các hoạt động kinh doanh cần nhiều chuyên môn như làm văn phòng đại diện, khách sạn, công ty hay các dịch vụ có tính địa phương hơn như điểm thu mua nông sản, trung tâm tư vấn du học…

Về kiến trúc và thiết kế

Trong khi nhà mặt phố có thể xây dựng một cách độc lập, tùy ý theo mục đích và ý muốn của chủ sỡ hữu thì shophouse phải tuân theo một thiết kế kiến trúc nghiêm ngặt không thể tùy tiện thay đổi được.

Các shophouse phải được thiết kế tương tự nhau về diện tích , vị trí từng khu vực cụ thể trong nhà. Do thường nằm trong các khu đô thị đã được quy hoạch hoàn chỉnh nên thiết kế trên bản vẽ của shophouse phải được thi công chính xác để tránh ảnh hưởng đến các cấu trúc của các căn kế bên.

Về đối tượng khách hàng tiềm năng

Như đã đề cập phía trên, phần lớn các căn shophouse thường được xây dựng trong các khu dân cư do đó đối tượng khách hàng chính hướng đến là dân cư trong chính khu đô thị đó.

Ngược lại nhà mặt phố với đặc thù nằm trên mặt đường các con phố lớn đông người qua lại do đó nó có thể thu hút một lượng không nhỏ khách hàng vãng lai thường xuyên đi qua khu vực đó vì sử dụng dịch vụ thuận tiện hơn.

Các Đặc Điểm Nổi Bật Của Shophouse

So với thời điểm mới xuất hiện,  hiện nay về cơ bản các Shophouse vẫn giữ lại các đặc điểm thuần túy đồng thời kết hợp thêm một số thay đổi về thiết kế để phục vụ cho các mục đích đa dạng, phong phú hơn.

căn shophouse là gì đặc điểm

Vị Trí Xây Dựng

Shophouse thường được đặt trong các dự án, khu đô thị đã được quy hoạch hoàn chỉnh đồng thời được xây dựng với vị trí nằm dọc theo tuyến đường chính của khu đô thị đó.

Shophouse cũng chỉ được xây dựng ở các thành phố lớn nơi có khu vực dân cư đông đúc, mức sống cao, điều kiện kinh tế xã hội phát triển

Thiết Kế Đồng Bộ

Tất cả kiến trúc, thiết kế của Shophouse phải được quy hoạch theo hệ thống, đồng bộ với nhau trong dự án đó và không thể  tùy tiện điều chỉnh được.

Thông  thường các shophouse sẽ được xây dựng thành một chuỗi liền kề nhau tạo thành một tổ hợp đầy đủ các dịch vụ, tiện ích hiện đại trong khu đô thị

Những ưu thế để thu hút đầu tư của Shophouse

căn shophouse là gì ưu thế

Không ngẫu nhiên mà dù mới chỉ xuất hiện không lâu song shophouse  đã tạo nên cơn sốt đầu tư trong thị trường bất động sản, do đó khi tìm hiểu về một dự án mới hay một loại hình mới như Shophouse, ngoài câu hỏi căn Shophouse là gì thì việc tìm ra đáp án cho nghi vấn tại sao nó lại trở nên “hot’ như vậy cũng là vấn đề nhiều người quan tâm, hãy cùng đọc tiếp phần tiếp theo đây của bài viết để được giải đáp nhé

Vị Trí Tọa Lạc Đắc Địa

Nhằm phục vụ mục đích kinh doanh thương mại, do đó các shophouse thường được xây dựng tại những vị trí đặc biệt đắt đỏ tại các khu dân cư, khu đô thị.

Những vị trí này có thể là tầng trệt của các tòa nhà lớn, nơi giao lộ hoặc các dãy nhà dọc theo con phố chính của khu đô thị nơi có nhiều người lưu thông hàng ngày nhất.

Các căn shophouse cũng không thể đặt riêng rẻ, biệt lập với các tiện ích khác. Để kích cầu việc mua sắm, nó cần được đặt cạnh các tiện ích khác của khu dân cư

Mục đích chính của việc lựa chọn các vị trí này cốt lõi là nhắm hướng đến đối tượng là các cư dân trong khu vực xung quanh, dễ dàng quan sát và tiện lợi cho việc mua sắm. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng góp phần giúp cho việc đầu tư, kinh doanh có kết quả tốt

Thiết kế mới mẻ, hiện đại

Shophouse không chỉ hướng đến một mục đích đơn thuần là để ở, do vậy kiến trúc thiết kế của nó phải thật linh hoạt, tiện ích, vừa phải đáp ứng được yêu cầu kinh doanh vừa phải đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình.

Thiết kế của các căn shophouse thông thường có từ 2 tầng trở lên, mặt bằng tầng 1 thường sẽ để cho thuê hoặc kinh doanh, tầng 2 (thường là các tầng trên cùng) sẽ để cho gia đình sinh sống.

Bên cạnh đó, do được du nhập từ châu âu, phần lớn kiến trúc của các căn shophouse cũng mang phong cách vừa pha chút cổ điển, vừa pha chút hiện đại của lối kiến trúc phương Tây. Vì thế shophouse thường tạo cho người nhìn sự hòa nhã, sang trọng và tinh tế, phù hợp với đa số thị hiếu của người Việt

Giá Trị Thanh Khoản Cao

Thanh khoản trong lĩnh vực tài chính được hiểu là mức độ lưu động của tài sản khi mua vào, bán ra trên thị trường mà giá cả của nó không bị ảnh hưởng nhiều.

Shophouse sở dĩ có giá trị thanh khoản cao là bởi chủ sở hữu có được cấp sổ hồng sở hữu và có đầy đủ giấy tờ pháp lý đối với căn shophouse của mình.

Ngoài ra shophouse cũng sở hữu những yếu tố tiềm năng để được xem là một tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt như vị trí đẹp, số lượng hạn chế (thường chỉ chiếm từ 2-3% số lượng căn hộ trong khu dân cư)… do đó nhà đầu tư có thể yên tâm về khả năng cho thuê hoặc mua bán.

Khả Năng Sinh Lời Vượt Trội Bền Vững

Việc đầu tư vào 1 căn shophouse sẽ mang lại cho bạn khoản lợi nhuận đáng kể đến từ việc sử dụng để kinh doanh mà không cần tốn kém chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ hay cho người khác thuê lại với một mức giá cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung.

Bên cạnh đó, do được cấp giấy tờ pháp lý đầy đủ nên giá trị chuyển nhượng của các căn shophouse luôn ổn định và không bị mất giá. Do được lựa chọn xây dựng ở các khu vực có nhiều tiềm năng phát triển, vì vậy shophouse hiếm khi có tình trạng bán lỗ.

Hơn nữa, thị trường tài chính ở Việt Nam thời gian qua chứng kiến sự lao dốc của các đồng tiền ảo và chứng khoán, do đó lựa chọn đầu tư vào bất động sản là một hình thức đầu tư có tính an toàn cao.

Đầu Tư Shophouse Như Thế Nào Để Sinh Lời An toàn?

Khi lựa chọn shophouse, hầu hết các nhà đầu tư hướng đến 2 khả năng gia tăng lợi nhuận chính là lãi ròng khi cho thuê lại hoặc trực tiếp kinh doanh và lãi gốc từ tiềm năng tăng giá đất. Tuy nhiên phải chắc chắn rằng không phải bất cứ một dự án đô thị nào cũng mang lại khả năng sinh lời đó cho họ. Vậy phải đầu tư shophouse như thế nào để sinh lời một cách lâu dài và an toàn?

căn shophouse là gì và đầu tư như nào

Địa Điểm Xây Dựng Thuận Tiện

Như đã phân tích ở trên, vị trí có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của 1 shophouse, do vậy khi lựa chọn 1 căn shophouse để đầu tư phải xem xét cẩn trọng đến tiềm lực phát triển của khu vực đó.

Chúng ta không thể lựa chọn đầu tư một shophouse trong khu đô thị nằm biệt lập, cách xa thành phố, nơi không quá phát triển hoặc bạn chưa thể nhìn thấy tiềm năng phát triển trước mắt của nó.

Nên lựa chọn các shophouse trong trung tâm hoặc gần trung tâm, lượng căn hộ trong khu đô thị xung quanh đã được bán đáng kể, dân cư đông đúc, giao thông  thuận tiện, tốt hơn nữa thì hãy chọn nơi quanh đó đã có nhiều dịch vụ, tiện ích khác.

Đồng Bộ Được Nhiều Tiện Ích Liên Quan

Việc lựa chọn một shophouse có bán kính gần với những các dịch vụ khác sẽ mang lại cho bạn nguồn khách hàng tiềm năng đáng kể dù cho ý định ban đầu của họ không phải đến để sử dụng, trải nghiệm tiện ích của bạn.

Khi gần nhiều điểm dịch vụ, bạn đã có cơ hội tiếp xúc với khách hàng của người khác, đây là lúc để cho bạn giới thiệu dịch vụ của mình và khách hàng có cơ hội trực tiếp trải nghiệm dịch vụ của bạn, vậy là bạn chẳng hề mất chút chi phí nào, bạn vẫn có thể làm gia tăng lượng khách cho mình.

Chủ Đầu Tư Mạnh Và Uy Tín

Do sức nóng của trào lưu đầu tư shophouse mà hiện nay loại hình bất động sản này xuất hiện ngày một nhiều. Bên cạnh việc mang lại nhiều cơ hội kinh doanh đa dạng, sự ồ ạt này còn mang đến thách thức cho các nhà đầu tư trong việc phải lựa chọn thế nào để việc xuống tiền cho 1 căn shophouse mang lại giá trị xứng đáng.

Để giảm thiểu tối đa rủi ro bước tiên quyết là hãy lựa chọn một chủ đầu tư vững mạnh về tài chính và có uy tín cao trên thị trường.

Năng lực tài chính mạnh của chủ đầu tư sẽ đảm bảo được tiến độ và chất lượng xây dựng, bàn giao đúng hạn và có quy trình quản lý vận hành tốt. Về lâu dài, đây sẽ là nền tảng tốt để có các kế hoạch phát triển, nâng cấp các dịch vụ tiện ích và xây dựng chiến lược thu hút, giữ chân khách hàng

Ngoài ra nếu chọn được một nhà đầu tư uy tín, bạn sẽ có được sự đảm bảo cao về tính hợp pháp dự án, tránh va phải những dự án ảo, bất hợp pháp.

Bạn có thể tham khảo thêm Nghị định 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội để nắm thêm những thay đổi mới nhất về nhà ở thương mại theo pháp luật hiện hành

06 Nhóm đối tượng khách hàng nên mua và đầu tư vào Shophouse

Trở lại với khía cạnh đầu tư, so với các loại hình bất động sản khác shophouse có giá thành cao hơn nhiều do đó khi quyết định xuống tiền để đầu tư vào một căn shophouse hãy chắc chắn rằng bạn có thực sự là đối tượng phù hợp để sở hữu nó hay không?

Dựa trên mục đích, công năng của shophouse martechbds.com xin đưa ra 6 nhóm đối tượng khách hàng nên đầu tư vào loại hình bất động sản này lần lượt như sau

  1. Những người lớn tuổi, có 1 số vốn nhàn rỗi nhất định đang tìm kiếm một kênh đầu tư lâu dài , ổn định thì có thể sử dụng shophouse để cho thuê mặt bằng kinh doanh lấy phí hàng tháng.
  2. Nhà đầu tư muốn có sự an toàn, hạn chế rủi ro đầu tư bằng cách chia nhỏ dòng tiền của mình vào nhiều kênh đầu tư khác ngoài ngoại tệ, vàng, chứng khoán…
  3. Các cá nhân, tổ chức cần một mặt bằng tốt, thuận lợi cho việc kinh doanh các dịch vụ, tiện ích
  4. Những gia đình, cá nhân có nhu cầu nhà đất vừa có thể ở được kết hợp vừa có thể kinh doanh được mà không cần phải thuê thành 2 nơi tách biệt.
  5. Người chuyên đầu tư vào bất động sản
  6. Cha mẹ có mong muốn tiết kiệm cho con cái nhưng lo sợ đồng tiền sẽ bị mất giá theo thời gian

Kết luận

Hi vọng với những kiến thức mà martechbds.com cung cấp trên đây, bạn đã đủ hiểu biết để định hình được một căn shophouse là gì và cần phải chú ý những gì để bạn có thể đầu tư đúng vào một shophouse có thể mang lại khoản lợi nhuận tuyệt vời

Hộ Khẩu KT3 Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Đăng Ký Hộ Khẩu KT3

Guest house là gì? Mô hình nhà ở tiện lợi cho khách du lịch

Phúc Lợi


Your Signature

related posts:

HaaGrico.com.vn Đồng Hành Cùng Nông Dân Kinh Doanh Nông Nghiệp Với Dịch Vụ Tài Chính

hoanggianguyen.com

Hoanggianguyen.com – Giải pháp số 1 về ánh sáng

vansunhuy.net

Vansunhuy.net- Gieo quẻ bói online giả mã cuộc đời bạn

Sathoangcung.com – Đơn vị sản xuất sản phẩm sắt mỹ thuật uy tín

nghemoigioi.vn

Nghemoigioi.vn – Nơi tư vấn bất động sản số 1 Việt Nam

Ranh Đường Quy Hoạch Là Gì

Ranh Đường Quy Hoạch Là Gì? Lưu Ý Về Ranh Đường Quy Hoạch Bạn Cần Biết!

Guest House là gì

Guest House Là Gì? Hiện Có Phổ Biến Ở Việt Nam?

Leave a Reply:

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}